-->
Bộ câu hỏi và cách đánh giá ứng viên trong vòng phỏng vấn cuối cùng
Ai nên tham gia vòng phỏng vấn cuối cùng?
Để gặp gỡ ứng viên trong vòng phỏng vấn cuối cùng. Bạn đã phải đi qua nhiều quyết định từ giai đoạn lọc hồ sơ sau đó là qua hai hoặc nhiều vòng phỏng vấn. Thậm chí trong một số trường hợp, còn có các đánh giá dựa trên kỹ năng của ứng viên. Những ứng viên được chọn đi đến vòng cuối là những người đủ khả năng đảm đương được công việc. Nhưng để tìm ra một nhân tố đột phá, có thể hòa mình vào dòng chảy của công ty, đóng góp vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp thì nhất định phải chuẩn bị rất chu đáo.
Để đưa ra được kết quả khách quan nhất. Hãy cố gắng mời đủ 3 người: CEO, trưởng bộ phận tuyển dụng, quản lý trực tiếp cùng tham gia vòng này. Đừng quên thông báo cho ứng viên được biết những người mà họ gặp ở vòng này. Còn bạn, hãy chuẩn bị thật kỹ câu hỏi cho hội đồng phỏng vấn.
Mẫu câu hỏi trong vòng phỏng vấn cuối
• Bạn đã nắm rõ về trách nhiệm của vị trí này?. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
• Nếu được chọn. Bạn muốn bản thân được phát triển thế nào trong công ty? Bạn sẽ làm điều đó như thế nào?
• Ngoài công việc, sở thích cá nhân của bạn là gì?
• Hiện tại với tư cách là một ứng viên thì trải nghiệm của bạn với công ty của chúng tôi như thế nào ? Tại sao bạn muốn/không muốn tiếp tục ứng tuyển vị trí này của công ty chúng tôi?
• Điều gì sẽ khiến bạn bỏ việc trong tháng đầu tiên đi làm?
• Sớm nhất là khi nào bạn có thể bắt đầu công việc mới ở công ty chúng tôi?
• Bạn có câu hỏi thắc mắc nào cho chúng tôi không?
Cách đánh giá câu trả lời của ứng viên
Sau khi lắng nghe những câu trả lời của các ứng viên tiềm năng. Hãy cân nhắc lần nữa những vấn đề như :lương , thời gian bắt đầu làm việc, giờ làm việc…. Để hai bên cùng cảm thấy vui vẻ sau khi vào làm việc.
Hãy tìm ra và lựa chọn những ứng viên phù hợp cho mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, có thể song hành cùng công ty lâu dài. Nếu tuyển phải người rời bỏ công ty quá sớm hay chưa xác định được phương hướng cho bản thân thì cũng sẽ gây tổn thất lớn về chi phí và thời gian.
Trước khi bạn quyết định gửi thư mời làm việc cho ứng viên nào đó. Hãy tưởng tượng những ứng viên này sau khi vào làm ở công ty sẽ như thế nào. Đối tượng nào cộng tác tốt với đội của họ? Ai là người sẽ dám dấn thân để đạt được mục tiêu?
Đặt thêm các câu hỏi liên quan đến nhu cầu và mục tiêu của công ty. Bởi đây là cách tìm hiểu các ứng viên xem có thực sự hiểu được không? Ví dụ như việc hình dung là những công việc sau khi vào làm tại công ty những người này mới có thể thích ứng nhanh hơn và thể hiện tốt hơn ở vị trí mới của họ.
Kết hợp thông tin bạn thu thập được từ toàn bộ quá trình tuyển dụng để đưa ra được quyết định cuối cùng. Chẳng hạn bạn đang muốn tuyển một ứng viên sơ cấp. Bạn có thể chọn một ứng viên tuy chưa thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo nhưng luôn thể hiện sự nhiệt tình và rất mong muốn được phát triển.
Lưu ý
Ứng viên không có câu hỏi nào cho hội đồng tuyển dụng:
Sẽ có hai trường hợp : một là ứng viên muốn vào làm rồi mới tìm hiểu chi tiết hơn.Số còn lại họ thực sự không quan tâm đến việc họ sẽ làm ở bộ phận nào, đồng nghiệp của họ sẽ là những ai…Dù đã được nói cụ thể và rõ ràng về vị trí, trong quá trình tuyển dụng những ai thực sự muốn gia nhập vào công ty họ sẽ cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt.
Ứng viên thiếu chuyên nghiệp:
Lọt vào vòng cuối không có nghĩa là ứng viên được quyền kiêu ngạo hoặc tỏ ra quá thân mật đến bỗ bã dù khoảng cách giữa hai bên đã được rút ngắn một phần.
Và họ che dấu nhân cách thực sự:
Hành vi từ cuộc phỏng vấn đầu tiên đến vòng cuối cùng sẽ phản ánh con người của họ. Nếu chúng không nhất quán thì rất có thể “cả bầu trời nhân cách” đang được giấu kín.
Thay đổi điều kiện vào những phút cuối:
Nếu trong vòng phỏng vấn cuối, họ lại chia sẻ những hạn chế mà họ chưa bao giờ đề cập trước đó với bạn. Ví dụ: “Tôi phải về sớm từ lúc 4 giờ chiều hàng ngày, vì lí do X”, hoặc có sự thay đổi đáng kể mức lương mong đợi. Đây là những biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm và đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai.
Họ thiếu sự nhiệt tình:
Một số ứng viên “nhầm tưởng” khi lọt vòng phỏng vấn cuối thì khả năng họ đã được nhận là rất cao. Vậy nên thái độ cũng như sự hào hứng không còn nhiều. Hãy cố gắng tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao lại có sự thiếu nhiệt tidnh ở đây. Tuy nhiên bạn đừng nhầm giữa thiếu nhiết huyết và nhút nhát nhé.
Để tuyển dụng hiệu quả hơn?
Nếu vòng phỏng vấn cuối kết thúc mà công ty vẫn chưa tìm được ai phù hợp, bạn có thể liên hệ đến số 0967.317.066Ms. Hiền để được tư vấn các gói tuyển dụng miễn phí cực kì hữu hiệu..
Bình luận