0977917963
Số 3, ngõ hồ hố mẻ - Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà NộiĐăng nhập

NHỮNG KHÓ KHẮN LỚN HAY GẶP PHẢI CỦA DOANH NGHIỆP

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có sự khó khăn riêng. Và những người làm việc trong lĩnh vực headhunt cũng không phải ngoại lệ. Vậy khó khăn của headhunt đến từ những yếu tố nào, hãy cùng tìm hiểu từ câu chuyện của những người trong cuộc.
1.Thông tin khách hàng đưa ra chung chung, thiếu cụ thể
Có một câu hỏi đặt ra cho những người làm headhunt  đó là: Lý do mà các ứng viên hay nhảy việc là gì?

Sau một cuộc khảo sát nhỏ chỉ ra rằng có 3 nhóm lý do chính để thúc đẩy một nhân viên đến hoặc đi khỏi công ty đó là: sếp và môi trường làm việc; cơ hội làm việc và chế độ đãi ngộ.
Nếu  nắm được 3 lý do này sẽ giúp cho những headhunter rất nhiều trong quá trình tìm kiếm cũng như đưa các ứng viên phù hợp đến với khách hàng. Tuy nhiên, đa phần các thông tin này của khách hàng thường được đưa ra khá chung chung, thiếu cụ thể.
-Sếp và môi trường làm việc
Môi trường làm việc và tính cách của sếp như thế nào thi sẽ có những ứng viên phù hợp với điều kiện ấy. Bởi vậy, nếu khách hàng không đưa ra thông tin rõ rang hoặc  headhunter không đủ điều kiện để làm rõ điều này thì rất dễ dẫn tới thất bại.

Ví dụ như  có những khách hàng chia sẻ rằng công ty họ có môi trường chia sẻ; nhưng thực tế có những phòng ban sếp không thích dân chủ. Vì thông tin cung cấp của khách hàng là “công ty có môi trường chia sẻ”; những người làm headhunt đã ưu tiên chọn những ứng viên có phong cách dân chủ vào.
Mọi thứ đều ổn cho tới khi ứng viên bước vào mội trường làm việc. Ứng viên đã thể hiện tinh thần dân chủ dẫn đến việc không phù hợp và gây mâu thuẫn với sếp. Sự thất bại này bắt nguồn từ việc khách hàng đã không thật với headhunter. Nguyên nhân là do ai cũng muốn khoe cái tốt của công ty mình ra. Vì thế các thông tin thật không được “chuẩn chỉnh”. Điều này gây mất thời gian cho cả hai.
Một thông tin khác mà headhunter cần lưu ý đó  là thông tin về phong thủy: Đây cũng là thông tin mà các khách hàng thường hay đưa ra một cách khá chung chung. Nghe thì có vẻ không phù hợp với phong cách tuyển dụng hiện đại; tuy nhiên, những người làm headhunt cao cấp cũng cần lưu ý. Sự thành công của một headhunter đôi khi là những thứ nho nhỏ như thế. Một chuyên gia headhunt chia sẻ “Có những sếp chỉ chọn ứng viên cầm tinh con có 4 chân” 

Thông tin tiếp theo người làm headhunt cần chú ý là tỉ lệ thôi việc Khách hàng thường hay giấu nhẹm thông tin này. Để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho ứng viên và cả khách hàng thì headhunt cần nắm được tỷ lệ thôi việc. Một công ty có tỷ lệ thôi việc thấp hơn so với mặt bằng thị trường. Điều này có thể cho thấy rằng công ty này có môi trường ổn hơn so với công ty khác. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường của công ty tốt hơn so với mặt bằng chung. Và điều hiển nhiên  khi biết được thông số này sẽ yên tâm hơn về những thứ sẽ diễn ra trong thời gian tới và ở môi trường mới.
Tỷ lệ tăng lương cũng là một thông tin tốt và cần lưu ý. Với một ứng viên cấp thấp thì tỷ lệ tăng lương có thể là không quan trọng nhưng với ứng viên cấp cao thì lại là một sự khác biệt. Lương của họ thường là vài chục cho đến vài trăm triệu. Tỷ lệ tăng lương 1 con số hay 2 con số sẽ tác động đến điều họ có về làm việc cho công ty đó hay không. Headhunter nên lưu ý vì có thể thông số sẽ rất chung chung.

-Cơ hội công việc và thách thức:
Nhóm lý do thứ 2 quyết định nhân viên đi  hay ở lại chính là cơ hội và thách thức trong công việc. Chẳng hạn, xét cùng một vị trí, bạn là ứng viên và bạn sẽ vào làm ở công ty với vị trí tương tự. Quản lý 10 nhân viên thay vì 4 nhân viên hay quản lý 200 nhân viên thay vì 10 nhân viên. Bạn thấy công việc nào thú vị hơn?

Tuy nhiên,  đôi khi khách hàng chỉ đưa mỗi Job description rồi bắt headhunter đi tìm ứng viên. Khách hàng không cung cấp thông tin gì thêm, điều này gây rất nhiều khó khăn cho những người làm trong lĩnh vực headhunt.

-Đãi ngộ
Những thông tin về đãi ngộ của từng công ty cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn rất lớn cho những người làm trong lĩnh vực headhunt. Hầu như khách hàng ít khi chia sẻ những thông tin về đãi ngộ cho headhunter. Hoặc thông tin chia sẻ ít, không đầy đủ. Trong yếu tố này, headhunter nên làm rõ những điều sau:

Mức lương và thu nhập: Có những công ty trả lương thấp hơn so với mức lương hiện tại của ứng viên. Hoặc có khách hàng lại đưa ra những chiêu trò để tìm cách giảm lương của ứng viên xuống. Vì vậy, headhunter cần phải tư vấn khách hàng và  ứng viên để đưa ra mức thu nhập hợp lý cho cả 2 bên. 
Ví dụ hiện tại mức lương ở công ty cũ của ứng viên đang là 50 triệu,  công ty mới  trả  mức lương là 40 triệu trong vòng 6 tháng và sẽ tăng lên 60 triệu. Đây là sự vô lý mà headhunter cần phải đàm phán.
Đãi ngộ khác: Có một số chế độ đãi ngộ khác khá hấp dẫn với ứng viên như
+ Thẻ y tế: hấp dẫn với những ứng viên có vợ. Nhân viên nam cao cấp sẽ thích công ty có chế độ bảo hiểm y tế cho cả gia đình vì như thế họ yên tâm hơn để làm việc.
+ Thẻ hội viên câu lạc bộ: Bên cạnh đó, có thẻ hội viên của một câu lạc bộ cao cấp nào đó cũng là một yếu tố mà headhunter có thể đưa ra để hút ứng viên đến với công ty.
Quy trình làm việc và ký kết khó khăn
2.Nhóm khó khăn lớn thứ 2 những người làm headhunt thường phải đối đầu là quy trình làm việc và ký kết hợp đồng với khách hàng

Thông thường, sẽ có 3 khó khăn tại đây:

Kí kết hợp đồng

Sẽ rất rủi ro nếu khách hàng đòi có được ứng viên trước sau đó mới ký hợp đồng. Đây là những yêu cầu thường xuất phát từ khách hàng “ăn chắc mặc bền”. Nhưng đôi khi  những yêu cầu này không dựa trên uy tín của 2 bên. Chính vì thế nếu không cẩn thận, có thể Headhunter sẽ “lãnh đủ” khi đưa ứng viên đến gặp khách hàng này. Khách hàng này có thể sẽ trao đổi trực tiếp với ứng viên. Hoặc khách hàng sẽ tìm cách để chây ì việc thanh toán. Việc thanh toán với những khách hàng có hợp đồng đã là một việc khó khăn rồi thì việc thanh toán với khách hàng không có hợp đồng sẽ còn khó khăn hơn thế . Tuy nhiên khách hàng vẫn là khách hàng. Vì thế các nhân viên headhunt nên cân nhắc mức độ uy tín của khách hàng để tiến hành hợp đồng sao cho hợp lý.
Thời gian tuyển dụng dài.

Có những hợp đồng, headhunter phải xử lý đến 6 tháng, kỷ lục có thể lên đến 1 năm. Có nhiều lý do để khách hàng kéo dài thời gian tuyển dụng. Có thể đó là do công việc bận rộn, có thể là do đại hội, sếp công tác … Tuy nhiên khi ứng viên đã quyết định sẽ đi rồi thì đã có nhiều offer đang chào đón. Vì vậy nếu thời gian tuyển dụng kéo dài, cơ hội bị mất ứng viên phù hợp sẽ tăng . Có những trường hợp khi hẹn phỏng vấn lần thứ 2 thì ứng viên đã có việc rồi.
Một khó khăn nữa chính là việc các khách hàng đổi lịch phỏng vấn liên tục làm khó cho headhunter. Việc đổi lịch liên tục làm Headhunter phải căng mình ra sắp xếp trong khi ứng viên cao cấp rất bận rộn và có nhiều sự lựa chọn. Họ không phải là ngồi chờ việc để headhunter gọi là đi phỏng vấn.”
Thái độ của Khách hàng
Thái độ của khách hàng cũng là một trở ngại lớn của những người làm lĩnh vực headhunt. Không phải khách hàng nào cũng có thái độ sẵn sàng với headhunter. Có hai điểm cần ghi nhớ:
Khách hàng không thích headhunter: Một số lý do có vẻ chủ quan nhưng đúng trong trường hợp này. Đó là những khách hàng trong Nam không tin vào những headhunter người Bắc và ngược lại. Thực tế này đang tồn tại trong nhiều lĩnh vực và nhiều nghành nghề. Nhân sự cũng vậy và Headhunter cũng khó mà tránh khỏi. Dường như một số khách hàng trong Nam có một vài suy nghĩ không tích cực với những người Bắc, cụ thể là người Hà Nội. Đặc điểm này do lịch sử và văn hóa để lại không dễ  xóa được trong ngày 1, ngày 2. Do vậy Headhunter phải cẩn trọng hơn trong giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp không chỉ khách hàng nói chung mà còn phải nói riêng với những vị khách đến từ Sài Gòn.
Khách hàng muốn thể hiện mình là bề trên, là người ban ơn với Headhunter.Chính  tâm thế ban ơn này sẽ dẫn tới khả năng headhunter bị “bắt vía” nếu không cẩn thận. Headhunter nên giữ cái đầu lạnh cùng tâm thế rằng tôi đang mang điều tốt đến cho khách hàng khi giao tiếp với họ.
 Đã có những ứng viên nghỉ việc chỉ sau 3 ngày thử việc. Nguyên nhân là do khách hàng đã đón tiếp ứng viên một cách không chu đáo. Điều gì xảy ra sau khi ứng viên ra đi? Tất nhiên headhunter sẽ phải tìm lại một ứng viên khác bù đắp cho khách hàng. Tuy nhiên quá trình này lại phải làm lại từ đầu gây tốn kém và mất thời gian của cả 2.
Trên đây là những khó khăn chính của những người làm headhunt. Hy vọng qua bài viết này, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về công việc headhunt – những chuyên gia “săn đầu người” cho các công ty, doanh nghiệp.

 

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Được gợi ý cho bạn

Dịch vụ bảo trì

Dịch vụ bảo trì

Chi tiết

9 Lượt xem

Mua bán Điều hòa

Mua bán Điều hòa

Chi tiết

6 Lượt xem

Máy lọc nước

Máy lọc nước

Chi tiết

7 Lượt xem

Bảo trì miễn phí

Bảo trì miễn phí

Chi tiết

8 Lượt xem

KHÁCH HÀNG ĐỐI TÁC CPAW

Trang bìa Cafebiz

VTV2

Bữa tối triệu đô cùng các anh tài

G

0977917963
Nhắn tin!